Mốc thời gian đáng nhớ Chạy_đua_vào_không_gian

Những cái chết

Khi tàu Apollo 15 của Hoa Kỳ rời khỏi Mặt Trăng, các phi hành gia đã để lại một đài tưởng niệm các phi hành gia của cả hai quốc gia đã hy sinh trong các cố gắng đạt tới Mặt Trăng. Ở Hoa Kỳ, những phi hành gia đầu tiên đã hy sinh trong quá trình du hành hãy chuẩn bị vào không gian là của Apollo 1: phi công chỉ huy "Gus" Grissom, phi công Ed White và phi công Roger Chaffee. Cả ba người này hy sinh trong một thử nghiệm trên mặt đất vào 27 tháng 1 năm 1967.

Các chuyến bay của Soyuz 1Soyuz 11 của Liên Xô cũng kết thúc với sự hy sinh của các phi hành gia. Soyuz 1, phóng lên quỹ đạo vào 23 tháng 4 năm 1967, mang theo duy nhất một phi hành gia, đại tá Vladimir Mikhailovich Komarov, ông đã hy sinh khi tàu vũ trụ rơi xuống mặt đất vì dù không mở ra. Vào năm 1971, các phi hành gia Soyuz 11 là Georgi Timofeyevich Dobrovolski, Viktor Ivanovich PatsayevVladislav Nikolaevich Volkov asphyxiated trong quá trình tái nhập lại vào khí quyển. Từ năm 1971, chương trình vũ trụ của Liên Xô không bị tổn thất nào nữa.

Các phi hành gia khác đã tử nạn trong các phi vụ liên quan, bao gồm bốn người Mỹ hy sinh khi máy bay T-38 của họ bị rơi. Yuri Alekseyevich Gagarin, con người đầu tiên vào vũ trụ, hy sinh một cách tương tự khi máy bay chiến đấu MiG-15 'Fagot' của ông bị rơi vào năm 1968.

Nhiều người tin rằng thảm họa tồi tệ nhất của ngành tên lửa là thất bại R-16 vào năm 1960 của Liên Xô, khi các thủ tục điều khiển và đóng van không đúng cách trong các sửa chữa vội vã trên bệ phóng đã làm tầng thứ hai của tên lửa khai hỏa và phóng thẳng vào bình chứa nhiên liệu của tầng thứ nhất vẫn còn dính vào bệ phóng. Nhiên liệu độc hại và lửa đã giết 100 kỹ thuật viên và sĩ quan cao cấp của quân đội Liên Xô, kể cả nguyên soái Nedelin.

Tiến bộ trong kỹ thuật và giáo dục

Kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật vũ trụ và ngành điện tử viễn thông, đã tiến bộ vượt bậc trong giai đoạn này. Các hiệu ứng của cuộc đua vũ trụ đã vượt khỏi khoa học tên lửa, vật lý và thiên văn. "Kỹ thuật thời đại không gian" đã mở rộng tới tất cả các ngành khác nhau như kinh tế gia đình và nghiên cứu việc đốn phá rừng, và quyết tâm chiến thắng cuộc đua đã làm thay đổi cách học sinh học các môn khoa học.

Hoa Kỳ lo sợ sẽ tụt hậu sau Liên Xô trong cuộc đua vũ trụ đã đẩy tới việc các nhà lập pháp và các nhà giáo dục đặt nặng toán và các khoa học vật lý trong các trường học ở Mỹ. Đạo luật Giáo dục quốc phòng ở Mỹ năm 1958 đã tăng ngân sách cho những mục tiêu đó từ giáo dục phổ thông đến giáo dục sau đại học. Cho đến nay trên 1.200 trường trung học Mỹ có planetarium (phòng triển lãm mô phỏng Thái Dương Hệ) riêng, một tình huống không giống bất kì nước nào trên thế giới và là kết quả trực tiếp của cuộc đua vũ trụ.

Ngày nay trên một ngàn vệ tinh nhân tạo đang bay vòng quanh Trái Đất, trung chuyển dữ liệu thông tin vòng quanh hành tinh và làm việc theo dõi thời tiết, hoa quả và di chuyển của con người dễ dàng hơn. Thêm vào đó, các kỹ thuật vi mạch ngày nay được sử dụng trong đồng hồ điện tử và các máy nghe nhạc là kết quả của các nghiên cứu từ thời cuộc đua vũ trụ.

Và với những tiến bộ từ thời Sputnik được phóng lên, tên lửa R-7 của Liên Xô trước đây, đánh dấu bắt đầu của cuộc đua vũ trụ, vẫn còn được sử dụng tới hôm nay, để tải hàng lên Trạm vũ trụ quốc tế.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chạy_đua_vào_không_gian http://www.deepcold.com/ http://www.hindustantimes.com/news/5922_1853057,00... http://www.historyshots.com/space/timeline.cfm http://www.hudsonfla.com/thesis.htm http://www.russianspaceweb.com/chronology_moon_rac... http://www.space.com/news/060605_china_military.ht... http://www.strangehorizons.com/2004/20040503/shado... http://www.thespacerace.com http://www.v2rocket.com/start/chapters/mittel.html http://www.nas.edu/sputnik/dow1.htm